Wednesday, March 19, 2014

Văn hóa bóng đá Brazil: Không dị, không lạ thì không đúng bản sắc

Du lịch Brazil - Chuyện lạ ở đây không phải là chuyện giật gân, mà đều là những câu chuyện nghiêm túc nhưng có nội dung lạ lùng. Đấy là những chuyện đặc trưng, chỉ có ở Brazil. Văn hóa bóng đá Brazil chính là từ những câu chuyện như thế này. Chúng tôi chắt lọc 14 câu chuyện điển hình để giới thiệu trước thềm du lich Brazil xem World Cup 2014 tại Brazil.


Phần 1: Giới thiệu 7 câu chuyện điển hình


Văn hóa bóng đá Brazil
1. Brazil hay nhờ “những ngôi sao đen”


Arthur Friedenreich là cầu thủ chuyên nghiệp da đen đầu tiên ở Brazil, có ông ngoại vốn là một nô lệ. Ông cũng là cầu thủ Brazil đầu tiên được đưa lên hàng ngũ huyền thoại. Hồi đầu thế kỷ 20, người da đen ở Brazil chưa được chơi bóng. Ban đầu, Friedenreich phải bôi phấn lên mặt để làm trắng da mỗi khi ra sân. Ông lên ĐTQG lần đầu năm 1914 và là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử bóng đá (hơn 1.300 bàn).
Huyền thoại đầu tiên của bóng đá Brazil là một cầu thủ da đen. Ngôi sao Brazil đầu tiên tỏa sáng ở  World Cup cũng là người da đen (Leonidas, tại World Cup 1938). Vua bóng đá Pele là người da đen. Garrincha cũng có tổ tiên là nô lệ. Tổng quát, ĐT Brazil chỉ thực sự thăng hoa từ khi các cầu thủ da đen xuất hiện.
2. Nhà hiền triết Socrates
Ông đã qua đời hồi năm 2011, khiến giới hâm mộ khắp nơi thương tiếc. Ông là một bác sĩ và là ngôi sao hàng đầu thế giới trong thập niên 1980. Pele nói về tuyệt chiêu đánh gót của ông: “Socrates chuyền bóng về phía sau chính xác hơn khối cầu thủ chuyền về phía trước”. 
Ông nổi tiếng với những việc làm đề cao tinh thần dân chủ ở CLB Corinthians của mình, lại càng nổi tiếng với những câu nói đầy triết lý khi trả lời phỏng vấn. Đấy là một ngôi sao bóng đá có học thức vô cùng uyên thâm. Hay nói cách khác: ở Brazil, một học giả uyên thâm vẫn có thể tỏa sáng trên sân bóng, như Socrates. Tên chính thức của ông dài thậm thượt: Socrates Brasileiro Sampaio de Souza Vieira de Oliveira.
3. Dunga - chú lùn Ngốc Nghếch

Chú lùn Ngốc Nghếch trong truyện “Bạch Tuyết và 7 chú lùn” tên là Dopey, viết theo kiểu Brazil là Dunga, và đấy chính là nguồn gốc của biệt danh này. Dunga là thủ quân ĐT Brazil vô địch World Cup 1994 và Á quân World Cup 1998. Anh là một tượng đài về mặt chuyên môn. Nhưng, mặc kệ! Ở Brazil, mọi cầu thủ chơi tiền vệ trụ, thành công bằng tinh thần, ý chí nhiều hơn kỹ thuật, đều bị xem thường. Loại cầu thủ như thế chỉ đáng có biệt danh... như thế!
4. Nguồn gốc chiếc áo vàng nổi tiếng


Trận thua Uruguay tại World Cup 1950 ám ảnh người Brazil đến nỗi ngay cả màu áo của ĐTQG cũng bị xét tội. Màu trắng trông như... cờ trắng, và nó chẳng mang chút biểu tượng nào của Brazil, thua là đúng rồi! Một cuộc thi vẽ lại trang phục cho ĐTQG đã được tổ chức ở quy mô toàn quốc. Yêu cầu bắt buộc: mẫu nào cũng phải dùng đủ 4 màu trên quốc kỳ Brazil (vàng, lam, lục, trắng). Aldyr Garcia Schlee, 19 tuổi, chuyên vẽ minh họa cho các trang báo thể thao thời ấy, đoạt giải. Với trang phục mới, Brazil vô địch 3 lần trong 5 kỳ World Cup kế tiếp!
5 - Đuổi trọng tài  thay vì đuổi Pele


Trong một lần cùng Santos đá giao hữu tại Colombia, Pele liên tục bị hậu vệ đối phương chơi xấu. Ông trả đũa và lĩnh thẻ đỏ một cách đích đáng. Khi vào đường hầm, đã tháo giày và chuẩn bị đi tắm, Pele bỗng được nhân viên sân bãi hối hả mời quay ra sân. Ra đến đường biên, chính Pele không tin vào mắt mình. Khán giả nổi cơn thịnh nộ, cho rằng trọng tài mới đáng bị đuổi. Thế là phải thay trọng tài, và Pele vào sân đá tiếp. Người ta gọi Pele là “Vua bóng đá” vì những chi tiết như vậy, chứ không đơn giản chỉ vì tài năng chuyên môn.
6 - Thủ môn cũng phải... ghi bàn

Trong 517 trận đấu cho Sao Paulo, thủ môn Rogerio Ceni ghi 54 bàn, và đấy là chỉ tính ở giải VĐQG, chưa kể những bàn thắng ở Copa Libertadores và nhiều giải khác. Đấy là thủ môn đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) trong làng bóng đỉnh cao đạt đến cột mốc ghi hơn 100 bàn thắng và được tổ chức thống kê IFFHS công nhận. Tất cả đều là bàn thắng từ pha sút phạt (không nhất thiết là phạt đền). Ceni đã khoác áo Sao Paulo hơn 20 năm. Anh quan niệm, ở Brazil, ngay cả thủ môn cũng phải biết cách ghi bàn. Ceni bắt gôn cũng giỏi, đã 17 lần khoác áo ĐTQG.
7 - Tôi thua vì tôi... không thắng


Sau khi Brazil thua Pháp 0-3 trong trận chung kết World Cup 1998. Cả Thượng viện lẫn Hạ viện Brazil đều tiến hành những cuộc điều tra riêng rẽ, xem vì sao... thua. Hàng chục nhân vật nổi tiếng nhất trong làng bóng phải ra điều trần. Báo chí dành hẳn trang riêng để viết bài về diễn tiến lâu dài của những vụ này, chẳng khác gì trang riêng về giải VĐQG. 
Dĩ nhiên, không thể rút ra điều gì từ những cuộc điều tra kỳ cục như vậy. Khi bị chất vấn “vì sao Brazil thua Pháp”, ngôi sao Ronaldo nói câu đầu tiên, trong sự chờ đợi hồi hộp của báo chí: “Xin lỗi, tôi có thể uống một ly nước?”. Sau đó anh nói: “Tôi thua vì tôi không thắng. Ngốc thế mà cũng hỏi được!”.
---> còn tiếp …
Theo Báo thể thao HCM
Công Ty Du Lịch Hoàn Mỹ (www.dulichhoanmy.com) – tổ chức tourĐến Brazil xem World Cup 2014”. Đây được xem là tour “độc” của Du lịch Hoàn Mỹ thiết kế  riêng cho những tín đồ yêu bóng đá.
Vui lòng xem chi tiết một số hình ảnh và ý kiến khách hàng tour du lịch Brazil do Du lịch Hoàn Mỹ tổ chức qua link sau:
Tư vấn và liên hệ:
+ Địa chỉ: 273B An Dương Vương, P.3, Q.5, Tp.HCM
+ Email: info@dulichhoanmy.com
+ Điện thoại: (84-8) 38.336.336
+ Hotline: 0938 336 336

1 comment:

  1. Thưởng thức bóng đá bằng các tào khoản dùng thử của ibet888

    ReplyDelete